Bất động sản Việt sôi động các thương vụ M&A

Trong năm nay, thị trường bất động sản chứng kiến nhiều thương vụ M&A lớn, quy mô lên đến cả tỷ USD. Việt Nam được dự báo là thị trường tiềm năng đầu tư trung và dài hạn trong ít nhất 5 năm tới.

Hàng loạt giao dịch từ nhà đầu tư nội – ngoại

Ngay từ đầu năm 2018, các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) lĩnh vực bất động sản đã diễn ra sôi nổi, chiếm tới 66% trong các thương vụ M&A tại Việt Nam hiện nay.

Thị trường đã nhộn nhịp các giao dịch mua bán, sáp nhập (M&A) với những cái tên nổi bật như Frasers Property của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi với thương vụ ước tính 799 tỷ đồng và Capital với giao dịch 1.380 tỷ đồng…

Không chỉ có thương vụ M&A của đối tác nước ngoài, một số doanh nghiệp trong nước cũng thực hiện giao dịch như Vinhomes mua CTCP Phát triển GS củ Chi, mua cổ phần Berjaya...

mua nhà chung cư trả góp

Xu hướng M&A sẽ còn tiếp diễn mạnh mẽ

Bà Trang Bùi, Giám đốc thị trường JLL Việt Nam, cho biết các nhà đầu tư nước ngoài có tâm thế hứng khởi khi đầu tư vào thị trường địa ốc Việt Nam. Phân khúc nào của thị trường cũng thu hút vốn ngoại, từ văn phòng, bán lẻ tới căn hộ. Nhiều chuyên gia đánh giá cách nhanh nhất để nhà đầu tư ngoại thâm nhập thị trường Việt Nam là thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A), khi quỹ đất phát triển dự án đang ngày càng hạn chế.

chung cư trả góp hcm

Lý do khiến thị trường BĐS Việt Nam tiếp tục thu hút vốn đầu tư ngoại được chỉ ra là Việt Nam nằm ở vị trí địa lý tốt trong khu vực Đông Nam Á, nhu cầu về BĐS cao, tỷ lệ lấp đầy các phân khúc thường ở mức cao hơn so với các nước trong khu vực. Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định; tốc tăng trưởng thị trường BĐS của Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực.

Ngoài ra, giá đầu tư vào thị trường Việt Nam hấp dẫn hơn, có sức cạnh tranh hơn. Các nhà đầu tư ngoại khi rót vốn M&A thường coi thị trường BĐS Việt Nam là điểm đến cho đầu tư trung và dài hạn với thời gian ít nhất 5 năm. Thay vì dồn tiền vào các dự án hiện có, nhà đầu tư sẽ nhìn vào cơ hội phát triển các dự án hình thành trong tương lai và nhìn nhận cơ hội phát triển thị trường.

Gần đây, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo thắt chặt tín dụng vào BĐS, giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, lộ trình giảm tỷ lệ vốn vay ngắn hạn trong cho vay trung và dài hạn (từ 45% năm 2018 giảm còn 40% năm 2019) sẽ là nguyên nhân thúc đẩy xu hướng dồn vốn ngoại vào thị trường nội địa.