Luật Đất đai: 10 điểm quan trọng nhất cần biết trong năm 2019
Luật Đất đai 45/2013/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2014. Đến nay, đây vẫn là luật gốc điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai. Dưới đây là tổng hợp những nội dung quan trọng nhất của Luật Đất đai 2013, liên quan trực tiếp đến mọi người dân.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo Điều 100, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) được cấp cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp và có một trong 07 loại giấy tờ như:
- Giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất;
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;
- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp
- Các loại giấy tờ khác xác lập trước ngày 15/10/1993.
Năm 2019, để được cấp Sổ đỏ vẫn phải có 7 loại giấy tờ (Ảnh minh họa)
Trình tự cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hiện nay, thủ tục cấp Sổ đỏ được thực hiện theo Điều 70 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và hướng dẫn của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Theo đó:
- Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm Đơn đăng ký; một trong các loại giấy tờ nêu trên; báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất; Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính…
- Nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký đất đai thuộc UBND cấp huyện;
- Thực hiện các nghĩa vụ tài chính và nộp biên lai thuế cho bộ phận tiếp nhận;
- Đến nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo giấy hẹn.
Các trường hợp không được cấp Sổ đỏ
Đây là nội dung được quy định cụ thể tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, trong đó đáng chú ý là các trường hợp như:
- Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ khi thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất;
- Người sử dụng đất đủ điều kiện cấp Sổ đỏ nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của Nhà nước;
- Đất được sử dụng vào mục đích xây các công trình công cộng như đường giao thông, công trình dẫn nước, đường dây truyền tải điện…
Thời hạn sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
Cũng theo Luật Đất đai, thời hạn sử dụng đất bao gồm sử dụng ổn định lâu dài và sử dụng đất có thời hạn. Trong đó:
- Đất sử dụng ổn định lâu dài áp dụng đối với:
+ Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;
+ Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng;
+ Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định;
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan…
- Đất sử dụng có thời hạn áp dụng đối với:
+ Đất nông nghiệp do hộ gia đình, cá nhân thuê: Không quá 50 năm;
+ Đất nông nghiệp giao cho hộ gia đình, cá nhân để trực tiếp sản xuất nông nghiêp: 50 năm;
+ Đất được giao cho các tổ chức thực hiện các dự án đầu tư: Không quá 50 năm; đối với dự án vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm: Không quá 70 năm;
+ Đất cho thuê để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao: Không quá 99 năm…
Luật Đất đai 2019: Đất để thực hiện dự án có thời hạn 50 năm (Ảnh minh họa)
Các trường hợp vi phạm bị Nhà nước thu hồi đất
Tại Luật Đất đai mới nhất, các nội dung về thu hồi đất được quy định tại Chương 6. Theo đó, ngoài các trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng… thì Nhà nước còn thu hồi đất trong các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai.
Cụ thể, theo Điều 64 của Luật, các trường hợp này bao gồm:
- Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục vi phạm;
- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
- Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
- Đất không được chuyển nhượng, tặng cho mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
- Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
- Đất không được chuyển quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm…
Trong những trường hợp vi phạm quy định về pháp luật đất đai nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Đồng thời, nếu không chấp hành yêu cầu thu hồi đất, tổ chức, cá nhân sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Mức đền bù giải phóng mặt bằng khi bị thu hồi đất
Theo Điều 75 của Luật Đất đai mới nhất, hộ gia đình, cá nhân được đền bù khi Nhà nước thu hồi đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đồng thời, hộ gia đình và cá nhân nêu trên cũng chỉ được đền bù khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Việc đền bù được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng đất với loại đất thu hồi. Nếu không có đất để bồi thường thì sẽ được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền đền bù cho người có đất thu hồi.
Thủ tục giải quyết tranh chấp về đất đai
Theo Điều 202 của Luật Đất đai, trình tự giải quyết tranh chấp về đất đai được quy định như sau:
- Các bên tự hòa giải; nếu không tự hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải;
- Chủ tịch UBND xã tổ chức việc hòa giải. Thủ tục hòa giải được thực hiện trong không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
- Nếu hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để công nhận việc thay đổi ranh giới và cấp lại Sổ đỏ.
- Nếu hòa giải không thành và trong trường hợp đất đã có Sổ đỏ thì gửi đơn đến Tòa án để giải quyết tranh chấp; Trường hợp không có Sổ đỏ thì chỉ được nộp đơn yêu cầu giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định về tố tụng dân sự.
- Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên nghiêm chỉnh chấp hành; trường hợp không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Đặc biệt lưu ý, đất đang có tranh chấp thì sẽ không được chuyển nhượng quyền sử dụng.
Tranh chấp về đất đai trước tiên phải giải quyết bằng hòa giải (Ảnh minh họa)
Hướng dẫn cách tính tiền sử dụng đất
Tiền sử dụng đất được khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2013 định nghĩa là số tiền mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi Nhà nước giao đất có có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Cách tính tiền sử dụng đất
Theo Điều 4 Nghị định 45/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 135/2016/NĐ-CP, tiền sử dụng đất áp dụng với hộ gia đình, cá nhân được tính như sau:
- Trường hợp được giao đất thông qua hình thức đấu giá: Tiền sử dụng đất phải nộp là số tiền trúng đấu giá;
- Trường hợp được giao đất không qua hình thức đấu giá: Tiền sử dụng đất được tính theo công thức:
Tiền sử dụng đất phải nộp |
= |
Giá đất tính thu tiền sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất |
x |
Diện tích đất phải nộp tiền sử dụng đất |
- |
Tiền sử dụng đất được giảm theo quy định (nếu có) |
- |
Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng được trừ vào tiền sử dụng đất (nếu có) |
- Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì tiền sử dụng đất tính bằng bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp;
- Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư sang làm đất ở thì tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp…
Trường hợp được miễn tiền sử dụng đất
Điều 110 của Luật Đất đai mới nhất quy định khá cụ thể về các trường hợp được miễn tiền sử dụng đất, trong đó có:
- Sử dụng đất vào mục đích sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại;
- Sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo;
- Sử dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số;
- Sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp của các tổ chức sự nghiệp công lập…
Trên đây là những nội dung quan trọng nhất của Luật Đất đai 2019. Đây cũng là những quy định có liên quan trực tiếp đến hầu hết người sử dụng đất.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Diamond Boulevard Bình Dương: Căn hộ cao cấp cạnh AEON Mall, sân Golf Thuận An
- TECCO HOME TUNG RA CĂN HỘ “2PN+1” SẢN PHẨM ĐỘC LẠ CHỈ 350 TRIỆU SỞ HỮU CĂN 76M2
- 3 điều đặc biệt khiến Tecco Home trở thành dự án đáng được sở hữu nhất thời điểm hiện tại
- Thị trường bất động sản Bình Dương hấp dẫn nhà đầu tư
- Tecco Home An Phú: 80% sản phẩm được giữ chỗ trong ngày giới thiệu dự án.
- TECCO Đưa Vào Khai Thác Thêm Một Resort Đạt Tiêu Chuẩn 5 Sao
- Nhà đầu tư âm thầm “gom” căn hộ trên dưới 1 tỉ ở Bình Dương, chờ bung hàng
- BĐS công nghiệp khởi sắc khi Việt Nam là điểm đến đầy hứa hẹn từ làn sóng dịch chuyển sản xuất
- Nhiều công ty nước ngoài đã tính đến việc chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam sau dịch Covid-19
- 10 lý do tạo nên lợi nhuận khủng khi đầu tư dự án Tecco Home
- Đua nhau gom nhà đất trước khi thị trường... tỉnh giấc
- Chuyên gia kinh tế: Có tiền “bắt đáy” bất động sản thời điểm này là “vua